Chuyển đến nội dung chính

Truyện ma kinh dị Oan nghiệp P.3

Sang đến ngày thứ tư thì Béc-na hồi tỉnh. Một bác sĩ người Pháp phụ trách bệnh xá nói riêng với Y-vôn:

– Bệnh của ông nhà có yếu tố tâm thần, nên tốt hơn là cho về nhà điều trị. Cũng không nặng lắm, nhưng cũng còn tùy tác động của chung quanh. Ông ấy bị tổn thương ở não nên sẽ dễ bị kích động hơn, tính khí sẽ thất thường dễ nóng giận. Chỉ có sự dịu dàng của một người vợ mới giúp ông ấy chóng lành bệnh. Mong bà lưu ý nhiều…

Từ khi tỉnh lại cứ mỗi khi nhìn vào mắt vợ thì hình như Béc-na thấy bối rối, do đó anh ta luôn tránh đối diện và chỉ nói chuyện nhát gừng với Sao-leng và tài xế Bá:

– Cho tôi về nhà.

Về đến phòng riêng, anh ta có cảm giác bất an khi thấy cửa sổ mở toang:

– Ai cho phép mở cửa?

Y-vôn phải lên tiếng:

– Chính em.

Hắn quát ầm ĩ:

– Tại sao lại mở! Đóng lại ngay, tôi không chịu được!

Y-vôn vẫn không vừa:

– Nhưng đóng lại thì em sẽ ngột ngạt đến chết mất.

Không muốn tranh cãi với vợ, Béc-na trút tất cả lên Sao-leng:

– Sao chưa đóng nó lại, tôi bắn chết hết mấy người bây giờ!

Sao-leng run bắn cả người, định bước tới đóng cửa thì gặp phải sự kiên quyết của Y-vôn:

– Từ bây giờ mọi việc trong nhà này để tôi lo. Tôi còn ở đây thì nhất định cửa sổ phải mở, không việc gì phải đóng.

Cô đẩy chị Sao-leng ra ngoài:

– Từ hôm nay chị tạm thời ở dưới nhà bếp, khi nào cần tôi sẽ xuống đó gặp, hoặc nếu muốn thì chị cứ tạm thời nghỉ phép, tôi cho chị nghỉ một tháng vẫn hưởng lương.

Béc-na gầm lên:

– Tôi không cho phép ai đi đâu hết, cãi hả…

Anh ta định chạy đi tìm súng, nhưng Y-vôn đã chụp nó cầm trên tay:

– Anh có giỏi thì cứ bắn vào tôi, những người kia họ vô tội. Tôi không để anh gây thêm tội ác giống như với cô Sao-ly và Krờ-Lin đâu.

Nghe nhắc tới Sao-ly, tự dưng Béc-na sững người, mặt nhợt nhạt như người chết. Đó là điểm yếu mà bất chợt Y-vôn nhìn thấy, cô tấn công thêm:

– Em nói cho anh biết chín đêm qua Sao-ly đã về đây vào phòng này và đòi mạng anh đấy!

Thân hình cao to vạm vỡ của Béc-na tự dưng nhũn ra và ngã lăn trên sàn nhà.

Sao-leng hốt hoảng:

– Bà chủ, ông ấy.

Y-vôn xua tay:

– Không sao đâu, vị bác sĩ bệnh xá đã nói rõ với tôi rồi, tôi hiểu bệnh anh ta. Chị cứ yên tâm làm việc.

Sao-leng ái ngại:

– Nhưng tính khí ông ấy như mãnh thú thì làm sao tôi còn dám ở đây…

– Chị không ngại lắm, từ nay tôi sẽ giấu hết mọi thứ vũ khí trong nhà này. Khi nào còn có tôi ông ta không làm gì chị và mọi người nữa đâu.

– Nhưng ít bữa nữa bà chủ về bên kia rồi.

Y-vôn vịn vai chị ta trấn an:

– Tôi sẽ ở lại. Tôi đã đánh điện về cho ba tôi, chỉ ít ngày nữa ông sẽ sang đây cùng với con tôi. Tôi sẽ ở đây lâu dài.

Khi Sao-leng ra ngoài rồi, Y-vôn đỡ chồng lên giường, nhúng khăn nóng lau mặt và ngồi bên cạnh như một y tá chăm sóc bệnh nhân. Cô chỉ cầu mong cho người này cứ ngủ yên như thế để mọi việc không rắc rối lên và mọi người trong nhà này không sốt vó, thót tim với con người như quỷ dữ này.

– Sao-ly!

Bỗng nhiên Béc-na vùng bật dậy, định chạy đi. Chợt nhìn thấy vợ, anh ta lùi ra xa tới mép giường bên kia, vừa chắp hai tay vừa lạy van luôn mồm:

– Sao-ly! Hãy tha cho tôi. Tôi không muốn làm thế đâu… chỉ vì… chỉ vì…

Mắt thì nhìn thẳng vào vợ, nhưng miệng anh ta luôn gọi Sao-ly rồi van lạy. Y-vôn ngồi yên, định không nói gì cứ để cho anh ta như vậy. Tuy nhiên chợt cô nghĩ ra một điều, thấy rất cần làm, nên chờ cho chồng kêu gào lạy van một lúc, cô bèn lên tiếng:

– Lúc cưỡng hiếp tôi thì ông đâu có van lạy như thế này!

Béc-na càng hoảng loạn hơn:

– Xin… xin đừng giết tôi! Xin tha cho tôi…

Y-vôn gằn giọng:

– Có phải tôi cũng đã từng van xin ông như thế này không? Mà nào ông có tha. Ông dày vò tôi, hành hạ tôi thế nào, tôi muốn chính miệng ông kể rõ lại lúc này.

Béc-na sụp xuống lạy rồi cứ quỳ mọp như thế, không ngẩng lên, giọng thì run rẩy:

– Tôi chỉ thèm muốn nhất thời nên làm càn mà thôi. Thật ra tôi thương Saoly mà, Sao-ly có biết không? Tôi muốn Sao-ly cho tôi một đứa con, vậy em mang nó đi đâu?

Hắn hỏi và chợt ngẩng đầu lên nhìn như chờ câu trả lời. Y-vôn đau như cắt ruột, nhưng cô vẫn cố chịu đựng, đóng nốt vai người hỏi cung:

– Ông nói thương đứa con trong bụng tôi vậy mà sao còn cho người đi săn lùng để giết mẹ con tôi, trong lúc đời tôi đã chấm dứt dưới bàn tay vấy máu của ông rồi. Ông đâu có còn là một con người…

Y-vôn khóc thật sự và điều này càng làm cho Béc-na sợ hãi hơn, hắn gào lên:

– Tôi đâu có nhẫn tâm. Tôi chỉ… tôi chỉ…

– Còn con Krờ-Lin nữa, nó tội tình gì, sao ông cũng giết?

Béc-na xua tay lia lịa:

– Không, không! Tôi không giết Krờ-Lin! Cô ấy trôi xuống dòng suối là do cô ấy tự lăn xuống.

Y-vôn gắt to:

– Ông còn chối tội thì để tôi gọi cả hai người họ vào! Krờ-Lin!

Như tử tội sắp bị treo cổ, Béc-na gào lên:

– Tôi… cũng là tôi… tôi giết…

Nói đến đó, anh ta như đã kiệt sức, gục luôn xuống giường và mê man. Hai bàn tay vẫn đang chắp lại trước ngực như tiếp tục van lơn…

Thờ thẫn, Y-vôn lấy gối, mền ra sa lông nằm ngủ. Không dễ dỗ giấc trong lúc này, nhưng do quá mệt nên cô thiếp đi.

Choàng tỉnh nhìn cửa phòng mở tung, Y-vôn hơi lo. Cô bước lại nhìn vào giường thì không còn thấy Béc-na nằm trên đó. Tìm trong toa-let cũng chẳng thấy. Hỏi Sao-leng thì chị ta hoàn toàn không biết, bởi lo sợ nên đêm rồi chị ta đã chốt cửa ngang xuống nhà bếp.

Hỏi tài xế Bá ngủ ở dãy nhà ngang, anh cũng ngạc nhiên:

– Lúc khuya có nghe tiếng ông ấy la hét trong phòng, nhưng sau đó thì chẳng nghe thấy gì nữa! Hay là…

Anh ra xem lại mấy chiếc xe, thấy chẳng thiếu chiếc nào, như vậy chứng tỏ Béc-na không đi xa.

Biết Béc-na còn đang bệnh, có thể gặp nguy hiểm, hay đúng hơn họ sợ anh chàng có máu điên ấy có thể gây nguy hiểm cho người khác, đặc biệt cho dân phu. Bá nói:

– Hay là ta chạy vô làng xem. Coi chừng…

Trời chưa sáng hẳn, nhưng Y-vôn cũng mặc áo khoác rồi theo mọi người cầm đuốc đi vào làng.

Cuộc tìm kiếm gần thư khuấy tung cả một vạt rừng lớn, nhưng vẫn chẳng hề thấy Béc-na ở đâu.

Đến khi mặt trời lên thì có một người dân bản nhặt được chiếc áo mà Béc-na thường mặc, anh ta bảo:

– Tôi thấy nó bên bờ suối.

Y-vôn hoảng hốt:

– Dòng suối sâu, coi chừng!

Họ tuôn chạy ra đó. Nhìn dòng suối gần đầu nguồn chảy xiết, Y-vôn chợt nghĩ tới cái chết của Krờ-Lin, cô hơi bâng quơ:

– Té xuống đó liệu có chết không?

Một ai đó đáp lại:

– Sao không chết. Như con Krờ-Lin đó…

Y-vôn buột miệng:

– Béc-na, anh ấy…

Mọi người hiểu ý, động viên nhau chạy xuôi xuống dòng suối tìm kiếm. Yvôn không quen lùng sục trong rừng rậm, nên cùng Sao-leng ngồi lại chỗ bên bờ suối.

Chợt Sao-leng chỉ vào lùm cây, kêu lên:

– Bà xem cái gì kìa.

Nhìn theo, Y-vôn nhận ra ngay:

– Béc-na.

Đúng là Béc-na đang nằm đó, thân thể lõa lồ, tay chân bị trói gò lại, miệng thì bị nhét đầy đất dẻo.

– Ông ấy còn sống!

Sao-leng kêu lên. Trong lúc Y-vôn cởi áo khoác trùm lại cho chồng, thì người phụ nữ mẹ của Krờ-Lin xuất hiện, chị ta nhìn kẻ thù với ánh mắt cay nghiệt:

– Nó bị báo oán đó! Chính nó cũng hành động y như vậy với con Sao-ly và Krờ-Lin, vậy hãy để cho nó đền mạng…

Nói xong chị ta quay lưng bỏ đi. Y-vôn không hề trách cứ chị ta bởi cô hiểu, sự hận thù nào cũng dữ dội và đau đớn như thế…

Nhờ vài người khiêng Béc-na về, nhưng ai cũng tìm cách lánh xa. Cũng may lúc ấy có tài xế Bá và Cai Thạnh vào tới, họ lặng lẽ đưa Béc-na đi ngay…

Các bác sĩ ở bệnh viện xem rất kỹ các thương tích trên người của Béc-na. Cuối cùng họ đều khá ngạc nhiên và đều có nhận xét:

– Đây không phải là vết thương do con người gây ra.

Một bác sĩ chỉ vào một thương tích gần cổ của nạn nhân:

– Đây không phải là dấu của hung khí hay dùng tay gây ra. Vết bầm rất rộng, vừa giống dấu răng nhưng lại không phải. Còn đây nữa, nó giống như bàn tay trẻ con lên hai đặt vào, nhưng sức một đứa trẻ thì làm sao gây được vết thương như thế.

Y-vôn ngồi im không nói gì, nhưng hình như cô đã hiểu, bởi ngay từ lúc đưa Béc-na vào đây, cô là người đầu tiên lấy được một nhúm tóc khá nhiều, nó rối và dài mà vừa thoạt nhìn cô đã nhận ra ngay đó là tóc của Sao-ly. Cô không thể nhầm lẫn được, bởi hai lần nhìn thấy bóng ma vất vưởng của Sao-ly ngoài cửa sổ, cùng với đầu tóc dài, rối tung, bay bay theo mỗi bước chân cô ấy đi…

Lại một nhóm bác sĩ khác đến khám, bởi với họ trường hợp của Béc-na là hơi hiếm khi gặp: Bệnh nhân không tỏ ra đau đớn với các vết bầm tím khắp thân thể người, thay vì sốt cao thì lại lạnh khác thường.

Cuối cùng họ đề nghị chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Tuy nhiên Y-vôn đã không tán thành:

– Tôi biết anh ấy sẽ tỉnh lại, vậy cứ chờ xem rồi tính sau.

Quả không sai, chỉ hơn nửa giờ sau thì Béc-na tỉnh lại như chưa có chuyện gì xảy ra. Anh nhìn xung quanh, nhìn vợ mà như một người hoàn toàn xa lạ, vô cảm. Y-vôn cũng chẳng buồn về chuyện đó, bởi cô nghĩ thà như thế còn hơn…

Béc-na được chuyển sang phòng săn sóc đặc biệt, phòng riêng chỉ một giường. Đêm đó Y-vôn bảo tài xế Bá ngủ lại trông chừng thay. Cô về nhà trong trạng thái như một người mất hồn…

Sáng hôm sau, vừa dậy là Y-vôn đã nhờ Cai Thạnh đưa ngay ra bệnh viện. Trên lộ trình năm mươi cây số cô cứ giục mãi:

– Anh lái xe nhanh chút nữa, tôi sốt ruột lắm!

Cai Thạnh vốn lái xe không cứng lắm nên ngại:

– Đường sáng sớm còn nhiều sương mù ẩm ướt, ta nên…

Y-vôn đòi giành tay lái:

– Hay anh để tôi lái, tôi gấp lắm.

Cai Thạnh không nghe, trước thái độ bất an của bà chủ, anh ta biết nếu để cô ấy lái xe khi chưa rành đường thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Anh tăng tốc và cũng may, lát sau họ đã đến nơi an toàn.

Tuy nhiên, khi xe họ vừa đỗ thì cũng là lúc một xe cấp cứu từ trong sân chạy nhanh ra, hú còi inh ỏi. Tài xế Bá đang đứng chờ ở bậc tam cấp, anh ta mừng rơn khi gặp Y-vôn:

– Người ta chở ông Béc-na về Sài Gòn rồi, ông ấy trở bệnh nặng.

Vừa nói, anh ta giành tay lái thay Cai Thạnh, phóng như bay theo chiếc xe cấp cứu. Trên đường đi Y-vôn hỏi dồn:

– Có chuyện gì vậy?

Bá trả lời vẻ mất bình tĩnh:

– Tại mẹ con cô Sao-ly!

– Sao-ly làm sao? Cô ấy làm gì?

Bá tập trung lái xe, nhưng cố kể khá chi tiết:

– Hồi khuya, lúc Bà vừa về khoảng hơn một tiếng, tôi kéo ghế bố nằm ngủ ngay cửa ra vào đề phòng khi ông chủ có gọi. Đang mơ màng thì chợt tôi thấy dường như có ai đó nhảy ngang qua tôi, mắt tôi nhìn thấy rõ ràng có người vô phòng, trên tay bế đứa con nhỏ, còn đầu tóc thì rối tung rối bời, quần áo rách tả tơi.

Y-vôn không kiềm chế được, cô thốt lên:

– Sao-ly!

– Đúng là Sao-ly! Dù giờ đây nó biến đổi khá nhiều trong hình hài ma quái đó, nhưng tôi vẫn nhận ra, bởi thưa bà… hồi trước…

Bá ngập ngừng hơi khác thường, làm cho Y-vôn phải nhìn thẳng vào anh ta.

– Kìa anh Bá, anh… khóc?

Bá đang khóc, nước mắt đầm đìa khiến câu nói của anh bị ngắt quãng. Y-vôn nghĩ chắc anh ta xót thương cô gái xấu số, nên an ủi:

– Tôi cũng thương cô ấy.

Nhưng bất chợt Bá cho xe tấp vào lề, ngừng hẳn lại và gục đầu vào tay lái, khóc nức nở.

Quá đỗi kinh ngạc, Y-vôn lay vai anh ta:

– Ann Bá anh làm sao vậy?

Mãi một lúc Bá mới ngẩng lên và đột ngột hỏi:

– Bà có biết Sao-ly là gì của tôi không?

Câu hỏi quả làm cho Y-vôn lúng túng:

– Tôi… tôi không biết.

Mỗi lời nói của Bá như một lưỡi dao xuyên vào tim cô đầm trẻ:

– Cô ấy là vợ sắp cưới của tôi trước khi Béc-na cưỡng bức chết cô ấy!

Và sợ người nghe không nghe rõ, anh ta lại hỏi:

– Bà nghe rõ chưa, bà Y-vôn?

Y-vôn cắn chặt môi, bởi cô biết, nếu mở miệng ra là cô sẽ khóc như Bá. Cô chết lặng hồi lâu…

Cuối cùng cô chỉ nói được mấy tiếng:

– Xin lỗi… tôi xin lỗi…

Lúc bấy giờ Y-vôn mới khóc nức nở, như chưa bao giờ được khóc…

Bá cho xe tiếp tục chạy. Khi gần bắt kịp chiếc xe cứu thương anh mới lên tiếng:

– Ông ta bị sốc nặng lắm rồi tự đập đầu vào tường thương tích trầm trọng.

Y-vôn muốn hỏi thêm chi tiết, nhưng ngại chạm đến vết thương lòng của Bá, nên ngập ngừng mãi. Bá dường như hiểu được, anh ta quay lại nói:

– Sao-ly đặt đứa con oan nghiệt ngay bên cạnh chỗ nằm của Béc-na, vừa lúc đó Béc-na cũng vừa tỉnh lại. Vừa nhác thấy Sao-ly anh ta đã bật dậy, lùi vào sát tường, làm đứa bé suýt ngã xuống sàn. Sao-ly hung hãn nhảy bổ lên giường một tay chụp con, một tay định vồ lấy Béc-na như con mãnh hổ vồ mồi. Thấy nguy nên tôi thét lớn:

– Sao-ly!

Nghe tiếng tôi và có lẽ nhận ra âm thanh quen thuộc nên cô ấy bước lùi lại, vừa đưa mắt nhìn tôi rồi lại quay sang Béc-na. Đứa bé trên tay cô ấy khóc thét lên làm náo động cả bệnh viện giữa khuya. Vụt nhanh như khi cô ấy vào, Sao Ly phóng qua ghế bố của tôi, chạy biến vào màn đêm.

Ngừng kể và cũng không còn nước mắt nữa. Mãi khi gần đến nơi, khi qua một đoạn đường vắng có nhiều cây cối, Bá chợt hỏi:

– Bà có sợ tôi trả thù không bà Y-vôn?

Y-vôn giật nẩy người, tuy nhiên cô rất tự tin đáp:

– Không. Tôi không hề sợ.

– Tại sao? Trong khi tôi đã bị chồng bà cướp mất người vợ gần ngày cưới…

Lúc này Y-vôn mới quay sang nhìn anh ta, giọng cô vẫn hiền hòa, tự tin:

– Tôi tin anh, bởi vì anh tuy sống và lớn lên ở rừng núi nhưng anh không có dòng máu của một con dã thú. Anh là một con người.

Bá không đáp nhưng ánh mắt của anh lúc ấy hiền và nhân hậu làm sao…!!! Chỉ nghe anh nói rất khẽ, như một tiếng than bi thiết:

– Tội nghiệp Sao-ly…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lương Y Triệu Thị Loan Lừa Đảo, Mọi người cảnh giác nhé

 Gần đây, có người dùng thuốc trị sinh lý của bà lương y triệu thị loan ở xã hợp hòa, cam kết chữa khỏi sinh lý chỉ với 1 liệu trình, nhưng uống không có tác dụng, còn bảo bệnh nhân uống tiếp 1 liệu trình với giá 2tr đồng, dạng cao thuốc sắc uống. Khiến người bệnh vô cùng hoang mang Facebook của thần Y Những phản hồi của người đã dùng thần dược   Mọi người nên chú ý cảnh giác nhé

Chương VIII: Trí nhớ siêu đẳng dành cho từ

CÓ PHẢI TRÍ NHỚ CỦA BẠN ĐANG KÌM HÃM BẠN? Một trong những lý do học sinh thường dùng để biện minh cho việc học kém của mình là do họ có trí nhớ kém. Thật vậy, nhiều học sinh hiểu bài cặn kẽ và có khả năng trả lời các câu hỏi trong bài thi, nhưng đầu óc họ cứ trống rỗng mỗi khi họ phải làm bài trong một khoảng thời gian giới hạn. Kết quả là điểm số mà họ đạt được không phản ánh đúng khả năng thật sự của họ. May mắn thay, hiện nay, nhiều hệ thống giáo dục trên thế giới (bao gồm cả Việt Nam) đang dần dần từ bỏ việc ra bài thi hoàn toàn dựa trên việc học thuộc lòng, để chuyển sang việc ra bài thi thiên về đánh giá khả năng suy nghĩ, áp dụng kiến thức của học sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, việc ra bài thi thiên về phân tích và áp dụng kiến thức nhiều hơn không hề làm giảm tầm quan trọng của trí nhớ. Lý do là vì trước khi bạn có thể lập luận áp dụng kiến thức, bạn vẫn phải nhớ những kiến thức cơ bản mà bạn đã học. Thông thường, những kỳ thi “mở” cho phép học sinh được mang theo sách

Chương VII: Sơ đồ tư duy

GHI CHÚ: BÍ QUYẾT CỦA NHỮNG ĐIỂM 10 Chào mừng bạn đến với Chương 7. Xin chúc mừng bạn vì đã dành thời gian đọc đến chương này. Việc bạn nỗ lực hoàn tất sáu chương vừa qua chứng tỏ rằng bạn coi trọng việc đạt được những thành công trong cuộc sống. Tôi muốn bạn biết rằng các cuộc khảo sát cho thấy 80% những người mua sách không bao giờ đọc hết chương đầu tiên. Thật là lãng phí khủng khiếp. Một lần nữa, những người này là những người “THÍCH ĐƯỢC” thành công nhưng không sẵn sàng làm tất cả mọi việc để thành công. Vậy thì, hãy tự chúc mừng bạn một lần nữa, và cùng bắt đầu khám phá Chương 7 đầy thú vị. Bạn vừa được học phương pháp đọc hiệu quả, cách thu thập những ý chính và từ khóa trong sách giáo khoa, tài liệu môn học. Bạn cần sử dụng chúng để ghi chú một cách hiệu quả dễ nhớ nhất. GHI CHÚ: BÍ QUYẾT CỦA NHỮNG ĐIỂM 10 Sau khi tìm hiểu hàng ngàn học sinh giỏi, tôi phát hiện ra một kỹ năng chung mà họ sử dụng trong học tập. Đó là việc họ luôn ghi chú theo nhiều cách phù hợp với từng